BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác. Hiện nay, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu có vai trò hết sức quan trọng. Qua bài viết sau đây, đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Đầu tư Quốc tế Phong Gia xin gửi đến Quý khách hàng một số quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
1. Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng
1.1 Tiêu chí xác định:
Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2022 (“Luật SHTT”) quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Nhãn hiệu nổi tiếng chính là một loại nhãn hiệu đặc biệt. Nhãn hiệu nổi tiếng phản ánh đồng thời cả 2 khía cạnh khách quan giữa người tiêu dùng và sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng là tính chất biết đến và phạm vi biết đến. Quy định tại khoản 20 Điều 4 đã giới hạn phạm vi nổi tiếng là trên lãnh thổ Việt Nam. Một nhãn hiệu dù nổi tiếng trên thế giới đi nữa nhưng người tiêu dùng tại Việt Nam không biết đến thì không được xem là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo tại Điều 75 Luật SHTT như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
1.3. Luật sư giỏi tiếng Trung xin thông tin thêm:
Toàn bộ các tiêu chí được quy định chủ yếu mang tính thông tin chung và định tính. Vì vậy, thực tế áp dụng khó đạt hiệu quả. Đây là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này tổ chức, cá nhân sẽ thu thập chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét đánh giá. Ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các tài liệu, chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu.
2. Các trường hợp bị xem là xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng
2.1. Các trường hợp bị xem là xâm phạm
Luật sư giỏi tiếng Trung xin cung cấp đến Quý khách hàng các trường hợp bị xem là xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
- Trường hợp ảnh hưởng đến “khả năng phân biệt” của nhãn hiệu được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT được xem là xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, cụ thể: nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
2.1. Những điểm còn bất cập
Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT được thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như: Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Các biện pháp để bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng
3.1. Các biện pháp:
Luật sư giỏi tiếng Trung: Để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tại Điều 199 Luật SHTT và cụ thể tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP như:
- Biện pháp dân sự: được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
- Biện pháp hành chính” được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
- Biện pháp hình sự: được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3.2. Luật sư tiếng Trung xin lưu ý:
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp để đảm bảo môi trường thương mại phát triển lành mạnh. Nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Do đó, pháp luật cần cơ chế bảo hộ hiệu quả để đảm bảo các quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu và các chủ thể liên quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi về Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nếu Quý khách hàng có những thắc mắc về Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thì hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng và tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
CÔNG TY LUẬT & TƯ VẤN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ PHONG GIA
Địa chỉ: Số 14A14 Đường Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0975 030 248 hoặc 028 6272 6666
Website: phonggiagroup.com phonggialawfirm.com
Email: phonggiagroup@gmail.com
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Dịch vụ pháp lý tại Luật Phong Gia: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Tư vấn luật – Tư vấn pháp lý thường xuyên – Luật sư – Luật sư Doanh nghiệp – Thành lập Công ty – Giấy phép kinh doanh – Tư vấn đầu tư – Tranh tụng – Thuế – Hợp đồng – Lao động – Đất đai – Hôn nhân và gia đình – Dịch vụ pháp lý khác,…
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.