NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Khi đến Việt Nam sinh sống và làm việc, nhu cầu về chỗ ở là một trong những nhu cầu tất yếu đối với người nước ngoài. Pháp luật Việt Nam không cấm người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Sau đây, mời Quý khách hàng cùng đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Người nước ngoài có được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1.1. Đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Luật sư giỏi tiếng Trung: Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
1.2. Hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Luật sư giỏi tiếng Trung xin thông tin đến Quý khách hàng 02 nhóm hình thức để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Luật sư giỏi tiếng Trung: Tuỳ từng đối tượng mà có những điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan: phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức nước ngoài: phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam: phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Những điều kiện trên được chứng minh thông qua các giấy tờ hợp pháp sau:
2.1. Đối với tổ chức:
Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.
2.2. Đối với cá nhân:
- Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
- Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
3. Trình tự và thủ tục khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Luật sư giỏi tiếng Trung xin cung cấp đến Quý khách hàng trình tự và thủ tục khi người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam bao gồm các bước sau:
Bước 1: Ký hợp đồng
Theo quy định tại Điều 120 và Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2014, các bên ký kết hợp đồng mua bán nhà bằng văn bản với các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên người, tên tổ chức, địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của căn nhà giao dịch và đặc điểm của đất ở gắn liền với căn nhà này. Trong hợp đồng mua bán nhà ở thì các bên phải thể hiện rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; Diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng; Diện tích sàn xây dựng nhà ở; mục đích sử dụng chung của nhà chung cư phù hợp với mục đích thiết kế được duyệt ban đầu;
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
- Thời gian giao và nhận nhà; thời hạn bảo hành căn hộ đối với trường hợp mua, thuê mua nhà ở mới xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Ngày có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng và năm ký hợp đồng;
- Chữ ký, họ tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Bước 2: Công chứng, chứng thực hợp đồng
Bước 3: Đề nghị cấp giấy chứng nhận
Các bên thống nhất một bên nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với căn nhà này; Đối với trường hợp mua, thuê mua căn hộ của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua, trừ trường hợp người mua, người thuê mua tự nguyện tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi về cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam thì hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
Địa chỉ: Số 14A14 Đường Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6272 6666
Website: phonggialawfirm.com
Email: phonggiagroup@gmail.com
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Dịch vụ pháp lý tại Luật Phong Gia: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Tư vấn luật – Tư vấn pháp lý thường xuyên – Luật sư – Luật sư Doanh nghiệp – Thành lập Công ty – Giấy phép kinh doanh – Tư vấn đầu tư – Tranh tụng – Thuế – Hợp đồng – Lao động – Đất đai – Hôn nhân và gia đình – Dịch vụ pháp lý khác,…
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.