HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ VÀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ
Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là hai thủ tục hết sức phổ biến hiện nay. Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều sự nhầm lẫn giữa hai thủ tục này. Qua bài viết sau đây, đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia sẽ gửi đến Quý khách một số kiến thức pháp lý bổ ích liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Để trả lời câu hỏi trên, Luật sư giỏi tiếng Trung mời Quý bạn đọc căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP giải đáp như sau:
“Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.
2. Chứng nhận lãnh sự là gì?
Luật sư giỏi tiếng Trung: Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự:
“Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.”
3. Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự và chứng nhận lãnh sự
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, Luật sư giỏi tiếng Trung xin thông tin đến Quý khách hàng cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự cũng chính là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, bao gồm:
3.1. Tại Việt Nam
- Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam;
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh;
- Cơ quan ngoại vụ địa phương: Là các Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự và trả kết quả.
3.2. Tại nước ngoài
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
4. Các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự
Luật sư giỏi tiếng Trung xin thông tin đến Quý khách hàng các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự như sau:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật;
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau;
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật;
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc;
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
5. Hồ sơ thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự
Luật sư giỏi tiếng Trung xin cung cấp đến Quý khách hàng hồ sơ thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
5.1. Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự online;
- Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm chứng nhận;
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đã được chứng nhận và 01 bản chụp bản dịch nêu trên;
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự
5.2. Yêu cầu về giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự
- Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
- Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài cấp, chứng nhận.
- Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
6. Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự
Luật sư giỏi tiếng Trung xin cung cấp đến Quý khách hàng hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự như sau:
6.1. Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự Online.
- Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
6.2. Yêu cầu giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự
– Là giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
– Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
- Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương;
- Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm: Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo; Chứng nhận y tế; Phiếu lý lịch tư pháp; Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
– Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền nêu trên phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
6.3. Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự hợp lệ như trên, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về Quy định pháp luật về hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự. Công ty Luật và Tư vấn Đầu tư quốc tế Phong Gia chuyên tư vấn, làm thủ tục đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, đại diện Quý khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự thì hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
Địa chỉ: Số 14A14 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6272 6666
Website: phonggialawfirm.com
Email: phonggiagroup@gmail.com
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Dịch vụ pháp lý tại Luật Phong Gia: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Tư vấn luật – Tư vấn pháp lý thường xuyên – Luật sư – Luật sư Doanh nghiệp – Thành lập Công ty – Giấy phép kinh doanh – Tư vấn đầu tư – Tranh tụng – Thuế – Hợp đồng – Lao động – Đất đai – Hôn nhân và gia đình – Dịch vụ pháp lý khác,…
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.