THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN KHI CÓ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Trong hợp đồng kinh doanh thương mại, các bên có thể thỏa thuận về việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Tuy nhiên, khi các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại trong nội dung hợp đồng thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết hay không? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này? Sau đây, mời Quý khách hàng cùng đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia tìm hiểu bài viết thẩm quyền của Tòa án khi có thỏa thuận Trọng tài.
1. Toà án có thẩm quyền thụ lý khi các bên đã có thỏa thuận Trọng tài
Luật sư giỏi tiếng Trung: Theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì thẩm quyền xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được là thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; Nếu rơi vào trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Luật sư giỏi tiếng Trung xin lưu ý: Theo nguyên tắc chung, nếu giữa các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ từ chối giải quyết trừ trường hợp thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
2. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Như đã phân tích ở trên, nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Tòa án mới có thể thụ lý đối với yêu cầu khởi kiện. Vậy, trong trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu? Sau đây, Luật sư giỏi tiếng Trung xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại;
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định;
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu;
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
3. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện
Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được bao gồm:
- Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thỏa thuận thay thế;
- Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thỏa thuận lựa chọn không thể tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoặc Toà án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không có thỏa thuận thay thế;
- Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thỏa thuận lựa chọn từ chối hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thỏa thuận thay thế;
- Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung tâm trọng tài các bên chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
- Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Luật sư giỏi tiếng Trung
Trên đây là nội dung bài viết về thẩm quyền của Tòa án khi có thỏa thuận Trọng tài. Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm Luật sư tranh tụng và Luật sư tố tụng trọng tài thì hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư tranh tụng và Luật sư tố tụng trọng tài của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư giỏi tiếng Trung, dày dặn kinh nghiệm, đã tham gia đại diện, bảo vệ khách hàng trong hàng trăm vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, dân sự,… luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
Địa chỉ: Số 14A14 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6272 6666
Website: phonggialawfirm.com
Email: phonggiagroup@gmail.com
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Dịch vụ pháp lý tại Luật Phong Gia: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Tư vấn luật – Tư vấn pháp lý thường xuyên – Luật sư – Luật sư Doanh nghiệp – Thành lập Công ty – Giấy phép kinh doanh – Tư vấn đầu tư – Tranh tụng – Thuế – Hợp đồng – Lao động – Đất đai – Hôn nhân và gia đình – Dịch vụ pháp lý khác,…
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.