XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
Để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp cho các tác giả, pháp luật hiện nay ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề về xử lý vi phạm liên quan đến quyền tác giả. Để xử lý được vi phạm nêu trên, cần xác định được thiệt hại do vi phạm quyền tác giả. Hãy cùng Luật sư giỏi tiếng Trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Quyền tác giả và hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.1. Quyền tác giả là gì?
Để trả lời câu hỏi trên, Luật sư giỏi tiếng Trung xin giải đáp như sau:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
1.2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, Luật sư giỏi tiếng Trung xin tổng hợp các hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Xác định thiệt hại do thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
2.1. Nguyên tắc xác định thiệt hại
Luật sư giỏi tiếng Trung: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, được hướng dẫn bởi Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023, theo đó việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
- Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
2.2. Tổn thất thực tế
Luật sư giỏi tiếng Trung xin thông tin đến Quý khách hàng tổn thất thực tế được xác định khi có đủ các căn cứ sau:
- Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
- Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này: Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm; giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
2.3. Mức độ thiệt hại
- Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan.
Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức độ thiệt hại.
Luật sư giỏi tiếng Trung: Như vậy, việc xác định thiệt hại để yêu cầu cá nhân, tổ chức có bất cứ hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói chung là vô cùng cần thiệt để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người sở hữu bị xâm phạm. Khi có yêu cầu bồi thường do hành vi xâm phạm quyền tác giả, cần xác định thiệt hại theo quy định pháp luật trên để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) để được chấp nhận và buộc bên xâm phạm bồi thường thiệt hại.
Trên đây là nội dung bài viết về xác định thiệt hại do vi phạm quyền tác giả. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề xác định thiệt hại do vi phạm quyền tác giả thì hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi tiếng trung của Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách hàng. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
Địa chỉ: Số 14A14 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 6272 6666
Website: phonggialawfirm.com
Email: phonggiagroup@gmail.com
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Dịch vụ pháp lý tại Luật Phong Gia: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Tư vấn luật – Tư vấn pháp lý thường xuyên – Luật sư – Luật sư Doanh nghiệp – Thành lập Công ty – Giấy phép kinh doanh – Tư vấn đầu tư – Tranh tụng – Thuế – Hợp đồng – Lao động – Đất đai – Hôn nhân và gia đình – Dịch vụ pháp lý khác,…
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.